Tìm kiếm

hóa học

Câu 1
Hóa Học Thời Kỳ Trung Cổ
I.                    Đặt vấn đề:
Trong quá trình hình thành và phát triển của con người ở thời kì trung cổ, khi đã đạt đến 1 trình độ nhất định thì  mơ ước về một cuộc sống vĩnh cửu và giàu sang đã khiến các nhà giả kim thuật lao đầu vào những thuật giả kim hão huyền. Tôn giáo và nhà thờ giữ vai trò đặc biệt quan trọng nên các nhà khoa học có tư tưởng duy vật đều bị đàn áp, do đó khoa học bị đình đốn và tạo điều kiện tuận lợi cho giả kim thuật phát triển .Dù vậy, trong cuộc tìm kiếm vô vọng này, họ ít nhiều cũng có được những đóng góp nhất định cho nhân loại.
II.                 Nội dung:
1.      Nguồn gốc hình thành giả kim thuật
Trong suốt nhiều thế kỷ của thời kì cổ đại và trung đại, hóa học chưa phải là một ngành khoa học, nó chỉ dừng lại ở mức độ thuật và được biết đến với cái tên giả kim thuật (alchemy). Đây là thời mà những hiểu biết của con người về nền hóa học xung quanh rất mông muội, ấu trĩ.
Thuật giả kim bắt đầu từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 16, thịnh hành ở hầu hết khắp các nước phương Tây và phương Đông. Mục đích kiếm tìm của các nhà giả kim thuật hai phương này cũng khác nhau. Trong khi các nhà giả kim phương Tây tìm kiếm sự giàu sang thông qua các thuật biến bất cứ kim loại bình thường nào thành vàng, thì những đồng nghiệp của họ ở các triều đại phong kiến cổ đại phương Đông lại lao đầu vào điều chế những phương thuốc trường sinh bất tử.
2.      Giả kim thuật Hy Lạp và Ai Cập
·         Mục đích: tìm ra hòn đá thần bí biến kim loại thành vàng.
·         Nguyên nhân: lòng tham muốn có nhiều vàng, cần vàng để làm vật dụng trao đổi tương đương.
·         Thời gian: thế kỉ thứ IV đến giữa thế kỉ thứ VII.
·         Nội dung và đặc điểm:
Ý tưởng biến một nguyên tố thành một nguyên tố khác dựa trên luận điểm của triết học Aristot. Nhu cầu lớn về vàng đã tạo ra sự quan tâm lớn với các nhà thực nghiệm tự nhiên trung cổ.  Vì chủ nghĩa thần bí trở thành hệ tư tưởng của các nhà giả kim, nên họ nghiên cứu việc luyện kim qua lăng kình chiêm tinh và ma thuật. Bởi vậy trong những thế kỉ đầu tiên công nguyên, các kim loại điều chế đều được gọi tên theo các thiên thể.  Trong các bản thảo giả kim thuật còn lưu lại tới nay đó có mô tả phương pháp điều chế kim loại quý bằng cách biến đổi kim loại thường.
Do 4 kim loại Aristot không đủ để lý giải việc luyện kim về mặt hóa học, các nhà giả kim Hy Lạp và Ai Cập bắt đầu xem xét thủy ngân (biểu tượng của tính kim loại) và lưu huỳnh (biểu tượng của tính cháy) như các thành phần chính (nguyên tố) của các kim loại. Nhờ “mạ vàng” và “mạ bạc” mà từ các kim loại thường có thể tiến tới điều chế các chất sơn nhuộm có màu vàng hoặc trắng giống như kim loại đắt tiền.
Các nhà giả kim cho rằng toàn bộ giới tự nhiên đều có sức sống. Bởi vậy họ tin rằng, kim loại lớn lên và chín trong lòng đất. Vàng được coi là kim loại chín hoàn toàn, còn các kim loại thường thì chưa chín. Họ không muốn chờ cho tới khi các kim loại chín dưới tác dụng của tự nhiên, họ cố gắng làm tăng tốc quá trình này nhờ nghệ thuật hóa học. Khi đó lòng tham và khao khát sự giàu có trở thành thói xấu ngăn cản các nhà giả kim nhận thức được giới tự nhiên. Các nhà giả kim cũng thường sử dụng những tên gọi nổi tiếng trong lĩnh vực hoạt động của mình như, nữ thần Isys của người Hy Lạp cổ, thậm chí người sáng lập nghệ thuật giả kim huyền thoại Hermes.
·         Kết quả:
Việc theo đuổi “hòn đá triết học” một cách vô ích để điều chế kim loại quý lại giúp họ hiểu sâu và rộng hơn về các quá trình hóa học sử dụng trong thủ công. Các nhà giả kim đã dùng hỗn hống để làm sạch vàng , sản xuất gốm và thủy tinh, phát hiện ra một số hợp chất hóa học mới, ví dụ: amoni clorua. Họ cũng phát minh ra hàng loạt các dụng cụ hóa học, trong đó có thiết bị để chưng cất.
3.      Giả kim thuật Ả Rập
·         Mục đích: tìm ra hòn đá thần bí biến kim loại thành vàng.
·         Nguyên nhân: lòng tham muốn có nhiều vàng, cần vàng để làm vật dụng trao đổi tương đương.
·         Thời gian: Giữa thế kỉ thứ VII đến đầu thế kỉ thứ XIII. Sau khi chinh phục Ai Cập vào thế kỉ VII,  Syria và hàng loạt các quốc gia ở vùng Cận Đông thì người Ả Rập đã tiếp thu giả kim thuật và truyền bá sang Tây Ban Nha , trung tâm khoa học đã chuyển về Ả Rập.
·         Nội dung và đặc điểm :
Người Ả Rập đã không chỉ tiếp nhận các nền văn hóa Đông Hy Lạp, có nguồn gốc từ trường Alexandria cổ đại, mà còn tự nâng tầm hiểu biết theo sự thúc đẩy của các nhu cầu thực tế. Sự nở rộ kiến thức hóa học được đánh dấu ở cuối thế kỷ VIII, khi các thầy thuốc Ả Rập bắt đầu sử dụng các dược phẩm được bào chế đặc biệt. Trong thời gian này ở Baghdad đã mở hiệu thuốc đầu tiên trên thế giới. Vào đầu thế ký thứ IX, họ đã có giả kim thuật riêng và khác với giả kim thuật của người Hy Lạp
Nhà khoa học nổi tiếng nhất thời điểm đó là nhà y học và giả kim thuật Ả Rập Jabir Ibn Haiyang (Gayan), được biết đến dưới tên Latinh Geber (721- 815). Ông được xem là tác giả của hàng trăm công trình khoa học, trong đó mô tả các quá trình hóa học khác nhau và các thí nghiệm chuyển hóa các chất. Trong các bài luận của Geber có thể tìm thấy những kiến giải lý thuyết về kim loại được vay mượn từ  các nhà giả kim thuật Hy Lạp- Ai Cập. Khi quan sát sự chuyển hóa của các kim loại, ông nghĩ rằng: một kim loại càng tinh khiết thì càng chứa nhiều thủy ngân, và càng kém tinh khiết thì càng chứa nhiều lưu huỳnh. Ông tin rằng các kim loại được hình thành trong lòng đất từ thủy ngân và lưu huỳnh dưới tác động của các hành tinh. Ngược lại với Geber, Avicenna, nhà thực nghiệm tự nhiên, bác sĩ và nhà triết học Trung Á đã bác bỏ khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các kim loại. Trong khi đó ông tin rằng các kim loại quý có thể phát triển trong lòng của trái đất dưới ảnh hưởng của mặt trăng và mặt trời. Mặc dù Avicenna không đề xuất lý thuyết hóa học mới nào, nhưng ông là một trong những người đầu tiên nghi vấn về mục tiêu của các nhà giả kim thuật.
·         Kết quả:
            Các nhà giả kim thuật Ả Rập đã giữ gìn thành công những kiến thức mà họ được truyền lại từ Ai Cập và Hy Lạp, để rồi sau đó lại được thâm nhập vào Châu Âu. Đồng thời họ đã mở ra những cách thức mới trong việc nghiên cứu tự nhiên. Thành tựu quan trọng là việc sáng lập ra khoa học về bào chế và sử dụng thuốc. Các nhà giả kim thuật đưa ra một số hợp chất của thủy ngân, kẽm, đồng, kiềm và phèn, cùng với các chất chiết xuất từ thực vật, vào thực hành y học. Khi sử dụng phương pháp chưng cất, họ điều chế được các loại tinh dầu và nước cất. Nhà giả kim thuật Ả Rập, sử dụng  một loại thuốc gọi là “vàng có thể uống được”, có các đặc tính chữa bệnh xuất sắc (thuốc chữa bách bệnh hay tiên đan trường thọ).
4.      Giả kim thuật Châu Á
·         Mục đích: tìm ra thuốc trường sinh.
·         Nguyên nhân: tham vọng sống lâu, suốt đời, không có cảnh li biệt.
·         Thời gian: từ các thế kỷ đầu công nguyên.
·         Nội dung và đặc điểm:
Giả kim thuật của người Trung Quốc khác hẳn với giả kim thuật của người Hy Lạp. Trong khi người Hy Lạp cố biến kim loại thường thành vàng thì người Trung Quốc cố tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão. Vì thế giả kim thuật Trung Quốc có tên gọi là luyện đan, dựa trên cơ sở học thuyết thần tiên. Các đạo gia chia luyện đan thành ngoại đan và nội đan. Ngoại đan là dùng lửa luyện các khoáng chất như chì, thủy ngân trong các lò đặc biệt biến chúng thành đan dược nuốt vào có thể thành tiên hay trường sinh bất lão.
Thứ được các nhà giả kim thuật Trung Quốc ưa sử dụng nhất là đan sacông thức hóa học là HgS, luyện trong các lò thành vàng, uống vàng đó sẽ trường sinh bất lão. Họ cho rằng đan sa có màu đỏ là màu cao quý, có khả năng chữa bách bệnh, ngoài ra khi đun nóng còn phân tích thành thủy ngân là thứ kim loại kì lạ và có những đặc điểm lý thú. Chính vì thế mà đan sa được xem là tiên dược để luyện thuốc trường sinh.
Do đan sa có độc tính cao nên nhiều trường hợp người xưa đã chết khi sử dụng nó. Vì thế, ngoại đan dần dần suy vi, chỉ còn luyện đan là khởi thủy của ngành luyện kim ngày nay.
Kết quả: vì bị trúng độc do uống kim đan nên ngoại đan dần suy vi, chỉ còn luyện đan là khởi thủy của ngành luyện kim ngày nay .
5.      Giả kim thuật Châu Âu
·         Mục đích: tìm ra hòn đá thần bí biến kim loại thành vàng.
·         Nguyên nhân: lòng tham muốn có nhiều vàng, cần vàng để làm vật dụng trao đổi tương đương.
·         Thời gian: Từ thế kỉ thứ XII giả kim thuật Ả Rập đã bắt đầu mất đi định hướng thực tế, dẫn đến việc mất đi vị trí dẫn đầu. Từ đầu thế kỉ thứ XIII đến đầu thế kỉ thứ XVI. Tới thời gian này, thuật giả kim đã thâm nhập vào Châu Âu thông qua Tây Ban Nha và Sicily.
·         Nội dung và đặc điểm:
Sự cạnh tranh của rất nhiều nhà cầm quyền Châu Âu đã  giúp cho việc tìm hiểu “hòn đá triết học” trở nên ráo riết hơn. Nhiều nhà giả kim thuật châu Âu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lịch sử  hóa học, chẳng hạn như Roger Bacon (1214-1294) và Raymond Lully (1235-1315).
            Triết gia, tu sĩ dòng Phanxico người Anh Bacon đã tiến hành không ít thí nghiệm để tìm cách chuyển hóa chất này thành chất khác. Bacon đã nghiên cứu tính chất của Amoni Nitrat và các chất khác, ông đã tìm ra phương pháp sản xuất thuốc súng đen. Nhà thơ và nhà thần học Tây Ban Nha, Lully được xem và một trong những nhà giả kim thuật châu Âu nổi tiếng nhất. Trong công trình nghiên cứu về việc “ chuyển hóa linh hồn của kim loại”, ông đã mô tả những công thức chế tạo “hòn đá triết học”.
            Sau những cố gắng tìm kiếm “hòn đá triết học”  không thành công, các nhà giả kim thuật phương Tây đã xem xét lại lý thuyết các kim loại, đã thêm vào thủy ngân và lưu huỳnh một thành phần thứ ba – muối, như là biểu tượng của độ cứng. Với việc phát hiện và phổ biến các chất mới, trong đó có rất nhiều axit, một cách tiếp cận mới để điều chế các kim loại quý đã bắt đầu có thể thực hiện được. Có vẻ như là vàng và bạc kahi thác dễ dàng từ quặng hơn so với việc lãng phí sức mà không mang lại kết quả của việc chuyển hóa giả kim thuật ( chuyển hóa giả kim thuật là sự chuyển hóa của một kim loại thành những kim loại khác, thường có nghĩa là biến kim loại cơ bản thành kim loại quý). Ý tưởng tác động lên quặng bằng các chất phản ứng khác nhau, với mục đích tách riêng kim loại ra dường như rất thuận lợi. Tuy nhiên, mặc dù các nhà giả kim thuật đã theo đuổi mục tiêu xa thực tế, thì nhờ vào công việc của họ đã thu được thông tin về các quá trình hóa học và công nghệ, mà sau này đã được phát triển và hoàn thiện.
·         Kết quả:
            Trong thời kỳ giả kim thuật những nỗ lực nghiên cứu bản chất của các sản phẩm lên men cũng được thực hiện. Trog đó có việc nghiên cứu phương pháp tách rượu nguyên chất và axit axetic, cũng như nghiên cứu một số tính chất của các chất này. Những thành quả của các nhà giả kim thuật trong lĩnh vực thí nghiệm hóa học là rất lớn, các thiết bị mà họ tạo ra, các chất và các phản ứng được khám phá đã được ứng dụng thành công trong sản xuất thủ công. Sự phát tiển của giả kim thuật là nhu cầu cần thiết, thậm chí đối với cả khoa học hiện đại.
III.              Nhận xét:
* Trong cuộc tìm kiếm vô vọng về thuốc trường sinh hay việc điều chế ra vàng đã thất bại nhưng các nhà giả kim đã ít nhiều cũng có được những đóng góp nhất định cho nhân loại:
-          Việc các nhà giả kim dùng thủy ngân trong các thuật giả kim của mình đã gợi ý cho các nhà khoa học nghĩ đến việc dùng thủy ngân để tách vàng nguyên chất trong đá sa khoáng chứa vàng.
-          Nhiều kĩ thuật thí nghiệm hóa học quan trọng cũng được họ hoàn thiện như: Nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng hoa,...
-          Phát hiện ra các loại axit, bazơ, khoáng chất đã đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển của hóa học.
-          Những nhà giả kim Trung Hoa với thuật luyện đan của mình cũng đã đặt những nền tảng ban đầu cho ngành luyện kim.

Câu 2
Cái gì cấu tạo nên con người, mọi vật xung quanh con người đã là câu hỏi của biết bao thế hệ con người từ phương Đông đến phương Tây. Con người luôn cố gắng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: vật chất cấu tạo như thế nào, mọi vật thiên hình vạn dạng liệu nó sẽ có một đầu mối chung với nhau hay không, hay chỉ là những cấu tạo riêng lẽ do một đấng siêu nhiên nào đó tạo ra. Và để giải đáp những thắc mắc đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thuyết nguyên tử và sự hình thành - phát triển của nó qua các giai đoạn trong lịch sử loài người cũng như trong lịch sử hóa học.
Bản chất của vật chất hay đó là bản chất của thế giới đã được các nhà hiền triết, bác học lỗi lạc của các thời đại xa xưa đưa ra với những luận điểm cơ bản. Trong đó, Từ 500 năm trước công nguyên, Anaxagoras đã quan niệm vật chất được cấu tạo nên không phải do những thành phần rất nhỏ xác định, khiến cho việc nhân đôi không ngưng.Thales (640 - 546 TCN) được mệnh danh là một trong bảy người hiền thời Hy Lạp Cổ Đại có quan niệm bản chất của thế giới là nước. Ông lập luận nước đông lại thành chất rắn, nước bốc hơi thành chất khí, suy cho cùng mọi thứ đều bắt nguồn từ nước.Empecdoc (khoảng 490 - 430 TCN) nếu giả thuyết rằng vũ trụ được cấu tạo từ 4 nguyên tố vật chất: lửa, không khí, nước và đất. Trong số các nhà triết học và khoa học nguyên cứu về bản chất của vật chất thời kỳ đó, người có phát biểu đúng đắn hơn cả đó là Democrite. Ông đã đưa ra những nhận định về nguyên tử như: các nguyên tử nhiều vô hạn và vô số hình dạng,..hay các nguyên tử hoàn toàn giống nhau về chất lượng, chúng tác động lên nhau bằng sức nén và va chạm,ngoài ra còn có vật khác nhau vì được tạo thành bởi những nguyên tử có số lượng, độ lớn hình dạng và cách sắp xếp khác nhau. Cùng với đó là nhận định của nhà triết học vĩ đại Aristore đã hoàn toàn phủ nhận nguyên tử luận, vì theo ông thì chân không là một cái gì đó không thể không có mà nguyên tử luận của Democrite cần phải có chân không. Aristore chủ trương rằng thế giới vật chất do bốn nguyên tố tạo thành: đất; nước; không khí; lửa. Các nguyên tố có thể biến đổi lẫn nhau. Bốn nguyên tố mang tính chất nguyên là khô; ẩm; nóng; lạnh phân bố như sau:
- Đất thì khô và lạnh.
- Nước thì lạnh và ẩm.
- Không khí thì ẩm và nóng.
- Lửa thì nóng và khô.
Trong đêm trường của các thời đại trong việc định hình nguyên tử theo cấu tạo của các vật chất ở hai khía cạnh duy tâm và duy vật. Đến thế kỉ 17 các học thuyết mới đã xuất hiện mang tính đúng đáng thực nghiệm hơn Thuyết phlogiston thế kỷ 17 được Johann Joachim Becher đưa ra lần đầu tiên vào năm 1667. Học thuyết cho rằng tất cả những vật chất có thể cháy được đều chứa Phlogiston, một dạng vật chất không có màu, mùi, vị, hay khối lượng, và được giải phóng trong sự cháy. Antoine Lavoisier (1743-1794 ) thấy rằng vật chất không được tạo ra hay bị hủy diệt mà đã phối hợp với nhau để tạo nên các chất mới. Điều này đã đưa Lavoisier đến sự phân biệt giữa hợp chất và đơn chất, tức là chất không thể làm cho đơn giản hơn. Trong giai đoạn này có sự tranh luận gây gắt của các nhà khoa học về sự thống nhất của nguyên tử.
Các cuộc tranh luận đó chỉ chấm dứt khi xuất hiện tác phẩm của một nhà khoa học người Anh là John Dalton. Dựa trên định luật về bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ các chất t rong các phản ứng hóa học vào năm 1808, John Dalton (1766-1844) đã đưa ra lý thuyết nguyên tử của mình để giải thích các định luật trên. Lý thuyết của ông dựa trên 5 giả thuyết. John Dalton
Với nội dung chính là
(i) Mọi chất đều được cấu tạo từ một số rất lớn những hạt rất nhỏ, không thể phân chia được gọi là nguyên tử.
(ii) Nguyên tử là những hòn bi nhỏ, giữa chúng có lực hút và lực đẩy.
(iii) Nguyên tử có khối lượng xác định, khối lượng này thay đổi từ nguyên tử của nguyên tố này sang nguyên tử của nguyên tố khác. Khối lượng của các nguyên tử được so sánh với khối lượng nguyên tử Hiđro chọn làm khối lượng đơn vị (đó là khối lượng tương đối mà sau này chúng ta gọi là nguyên tử lượng).
(iv) Các đơn chất bao gồm những nguyên tử giống hệt nhau, còn hợp chất là sự kết hợp các nguyên tử thuộc những loại khác nhau.
Huân tước Kenvin (1824-1907), Lbriluanh, Peranh (1870-1942) người Pháp…đã xác định được giá trị của số Avogađro bằng 6,022169.1023/mol. Avogađro  Biết được giá trị số Avogađro, chúng ta đã biết thế giới vi mô một cách định lượng. Nó là cầu nối thế giới của chúng ta với thế giới vô cùng nhỏ. Nhờ sự phát triển của khoa học từ sau thời kỳ phục hưng cho đến cuối thế kỷ 19, con người đã hiểu biết về cấu tạo của vật chất như thế nào? Người ta biết rằng trong thiên nhiên có hai loại vật chất: đơn chất như oxy, hidro, clo, sắt,đồng, urani… và các hợp chất như muối, nước, rượu… nếu ta đem một hạt muối biển phân chia mãi cho đến khi không thể phân chia được nữa mà vẫn giữ các tính chất của muối thì phân tử nhỏ nhất ấy được gọi là một phân tử muối. Phân tử lại do các nguyên tử cấu tạo nên. Ví dụ một phân tử muối cấu tạo bằng một nguyên tử clo và một nguyên tử natri. Một phân tử nước gồm hai nguyên tử hidro và một nguyên tử oxy.
v Bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của nguyên tử:
 Cho tới những năm đầu thế kỷ XX, khi lý thuyết nguyên tử do Dalton sáng lập đã được một thế kỷ với rất nhiều bước tiến quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều nhà bác học không tin vào sự tồn tại của nguyên tử.
Vì vậy, nhiệm vụ to lớn được đặt ra cho các nhà bác học ở thế kỷ XX là chứng minh bằng thực nghiệm sự tồn tại của các nguyên tử. Đầu tiên với sự đóng góp của nhà bác học Einstein. Khi Einstein công bố bài báo về thuyết tương đối hẹp và hiệu ứng quang điện của ông vào năm 1905 thì ông cũng đang viết về thống kê của chuyển động Brao, chỉ rõ va chạm của các nguyên tử có thể liên quan đến những nhiễu loạn thấy được rất nhỏ của các hạt lơ lửng như thế nào.
Tiếp theo là Perrin từ năm 1908-1909, ông chứng minh sự tồn tại của các phân tử đồng thời xác định được số Avogađro với độ chính xác cao bằng nhiều thí nghiệm khác nhau nhưng tất cả đều dựa trên một hiện tượng là chuyển động Brao.

Lý thuyết nguyên tử của các nhà bác học ở thế kỷ XIX mới chỉ cho phép ta biết vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử và phân tử. Câu hỏi tiếp theo cho các nhà khoa học là nguyên tử được cấu tạo như thế nào? Câu trả lời vấn đề này sẽ được tiếp tục giải quyết ở thế kỷ XX. Với cơ sở khám phá ra electron và phóng xạ của năm 1902, Thomson đã đề xuất ra mô hình cấu tạo nguyên tử. Nguyên tử gồm có những electron nằm trong môi trường tích điện tích dương, phân bố đều đặn trong một thể tích hình cầu. Các electron có thể đứng yên hay chuyển động. Ở trạng thái ổn định chúng tạo thành nhiều lớp đồng tâm, mỗi lớp chứa một số electron nhất định. Bánh quả mận và chocolate là những món ăn hiện đại và là hình dạng của nguyên tử của Thomson Mô hình của Thomson được thừa nhận hơn mô hình của Nagoaka nhưng nó cũng chỉ đứng vững được vài năm cho đến khi nhà vật lý người New Zealand là Ernest Rutherford (1871-1937) đưa ra mô hình nguyên tử của ông
Mẫu nguyên tử của Rutherford Mẫu nguyên tử Rutherford được xác định dựa trên sự tương tự giữa hệ thống nguyên tử và hệ thống Mặt Trời.
Mô hình nguyên tử gồm: một hạt nhân mang điện tích dương, có kích thước rất nhỏ, có khối lượng gần bằng khối lượng của cả nguyên tử, xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động, tổng điện tích âm của các electron bằng điện tích dương của hạt nhân. So sánh kết quả thực nghiệm với lí thuyết, người ta phát hiện thấy một điều đặc sắc số electron trong nguyên tử đúng bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Vậy mẫu nguyên tử Rutherford hoàn toàn khác so với mẫu nguyên tử Thomson.
Năm 1913, nhà vật lý lý thuyết người Đan Mạch (1885- 1962) đưa ra mô hình bán cổ điển về nguyên tử hay còn gọi là mô hình nguyên tử của Bohr. Nội dung của thuyết nguyên tử Bohr được xây dựng trên hai định đề và một điều kiện về lượng tử hóa mômen động lượng quỹ đạo. Những định đề này được đưa ra dựa trên cơ sở vận dụng khái niệm lượng tử năng lượng của Planck và khái niệm photon ánh sáng của Einstein kết hợp với những nội dung của lý thuyết Rutherford và tính quy luật của quang phổ nguyên tử hiđro. Ở tiên đề Bohr ông đã đưa ra các tiên đề với nội dung đề cặp về các mức năng lượng ở các quỹ đạo xác định, không có sự chuyển hóa năng lượng khi electron nằm trên quỹ đạo dung và electron muốn chuyển giữa các quỹ đạo phải hao tốn năng lượng hoàn toàn xác định hv = E1 - E2 . Để khắc phục những khó khăn của mẫu nguyên tử Bohr trong việc giải thích quang phổ của kim loại kiềm (sự xuất hiện những vạch đôi) năm 1915, Sommorfold (1868-1951) người Đức phát triển thêm mẫu nguyên tử Bohr như sau: ngoài các quĩ đạo tròn, ta phải xét đến các quĩ đạo elip. Ứng với một giá trị năng lượng En có thể có nhiều quỹ đạo elip khác nhau và mômen quỹ đạo (mômen động lượng của các electron trên các quĩ đạo đó cũng khác nhau).
Kết quả là: Năng lượng của electron vẫn được tính như trên, nhưng qui luật lượng tử hóa mômen quĩ đạo đã khác:
  
Thế kỉ 19 và 20  với hàng loạt phát hiện về cấu tạo của nguyên tử đã kéo theo nền khoa học càng ngày càng phát triển với các nhận định rõ ràng hơn về vật chất, về sự tồn tại của các hạt cơ bản trong sự sống qua nguyên cứu của hàng loạt các nhà bác học, khoa học lỗi lạc Einstein - về học thuyết ánh áng, thuyết tương  đối.  Schrodinger - phương trình hàm sóng-
Heisenberg -“Nguyên lý bất định”.-,… Điều này chứng tỏ các hạt vi mô khác với các vật vĩ mô thông thường. Các hạt vi mô vừa có tính chất sóng lại vừa có tính chất hạt, đó là một thực tế khách quan đặc trưng của hạt vi mô. Mỗi hạt vi mô vừa mang tính sóng, vừa mang tính hạt. Hai tính chất này mâu thuẫn nhau, nhưng dựa vào nhau mà tồn tại song song trong cùng một hạt. Việc không đo được chính xác đồng thời cả tọa độ và xung lượng của hạt là do bản chất của sự việc chứ không phải do trí tuệ của con người bị hạn chế. Ngoài việc quay trên quỹ đạo quanh hạt nhân, electron còn tự quay quanh trục của nó. Nơ học lượng tử đã cho ta một hình ảnh chính xác về cấu trúc của một nguyên tử. Nguyên tử là một hệ thống gồm có hạt nhân là trung tâm và các electron phân bố quanh hạt nhân theo các quy luật xác suất thống kê lượng tử, chứ chúng không chuyển động theo quỹ đạo nào cả. Về mặt hình thức có thể hình dung electron bao quanh hạt nhân như một “đám mây xác suất” – nơi nào sự có mặt của electron thường xuyên hơn thì nơi đó xác suất tìm thấy electron lớn hơn các nơi khác. Nơi nào không có electron thì xác suất tìm thấy nó
Với sự ra đời của vật lý hiện đại, quan niệm cơ học hoàn toàn sụp đổ cùng với bức tranh vât lý cổ điển và 1 bức tranh vật lý mới ra đời: Bức tranh tương đối – lượng tử, lấy theo tên gọi của 2 lý thuyết quan trọng nhất đầu thế kỉ XX là thuyết tương đối và thuyết lượng tử.
Người ta vạch ra được các yếu tố cơ bản cấu tạo nên vũ trụ, từ những hạt nhỏ nhất và các lực liên kết chúng lại, tóm tắt trong “mô hình chuẩn” gồm có:
v  12 hạt cơ bản, với nghĩa là với trình độ khoa học ngày nay người ta chưa tìm thấy cấu trúc bên trong của các hạt này, là 6 hạt họ Lepton và 6 hạt Quack.
v 4 trường tương tác là trường hấp dẫn, trường điện từ, trường tương tác yếu và trường tương tác mạnh.
Một trong những bước đột phá về thành tựu của Vật lý hiện đại là sự phá vỡ quan niệm về cấu trúc nguyên tử của thuyết cổ điển và bán cổ điển để hình thành nên thuyết hiện đại hay thuyết lượng tử. 
Hạt nhân nguyên tử được gọi tắt là hạt nhân, là cấu trúc đặc khít (có khối lượng đạt đến 100 triệu tấn trên centimet khối), chiếm chủ yếu của nguyên tử. Về cơ bản, theo các hiểu biết hiện nay thì hạt nhân nguyên tử có kích thước bán kinh nằm khoảng 10-15 m, được cấu tạo từ hai hạt: proton (mang điện tích dương) và neutron (không mang điện).
Năm 1913, nhà vật lý người Anh Henry Gwyn Jeffreys Moseley (1887-1915) thấy rằng mỗi nguyên tố có một điện tích dương duy nhất tại hạt nhân của nguyên tử. Do đó hạt nhân phải chứa một loại hạt mang điện tích dương được gọi là proton. Số proton trong nguyên tử được gọi là nguyên tử số. Proton được cấu thành từ 3 hạt quark. Proton được cấu tạo từ 3 hạt quark thuộc loại hạt Fermion gồm có 2 quark xuống và 1 quark lên với Spin là ½. Các hạt này liên kết vói nhau bởi lực điện từ, hấp dẫn. tương tác mạnh yếu. Notron Nhà vật lý người Pháp Irene Joliot-Curie (1897-1956) đã tiến hành một thí nghiệm, bà bắn phá một mẫu Berili bằng chùm alpha và làm phát ra một chùm hạt mới có khả năng thấm sâu vật chất hơn nhiều lần chùm alpha. Năm 1932, nhà vật lý người Anh James Chadwick (1891-1974) phát hiện ra rằng chùm hạt đó được tọa thành từ các hạt có cùng khối lượng với proton. Do điện từ trường không làm lệch hướng chuyển động của hạt này nên nó là một hạt trung hòa về điện và ông gọi nó là neutron. Cấu trúc quark của neutron: Mỗi neutron gồm hai quark xuống và một quark lên. Các neutron đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hạt nhân.
Như vậy, việc nhận biết được nguyên tử gồm nhiều điện tử chuyển động quanh hạt nhân và cấu trúc bên trong hạt nhân là một thành tựu lớn của khoa học vô cùng quan trọng ở thế kỉ XX.
Lịch sử hình thành của nguyên tử cũng giống như rất nhiều ngành khoa học khác, đã đưa ra được những quan điểm khác nhau để từ đó tìm ra được bản chất của cấu tạo của nguyên tử, từ lý thuyết sơ khai đến hiện đại. Từ đó góp phân vào giải quyết các vấn đề khoa học có liên quan. Các giai đoạn khám phá và đấu tranh để loại bỏ các định nghĩa sai về nguyên tử phải trải qua thời gian dài và có tính kế thừa từ các quan điểm cũ. Từ đó bản chất của nó được tìm rõ ràng hơn, chi tiết hơn từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Và cứ như vậy thì sẽ còn nhiều điều mới mẽ đang chờ đợi con người khám phá ở phần nguyên tử này. Quá trình khám phá nguyên tử cũng là phát triển của thế giới nhân loại về việc nhận thức thế giới giữa vật chất và ý thức hay giữa duy tâm và duy vật. Việc có định nghĩa đúng đắng của nguyên tử cũng bắt nguồn từ những quan niệm về thế giới ngày càng đúng đắn của con người. Và việc tìm ra được rõ cấu trúc của nguyên tử đã thúc đẩy nền khoa học hay hóa học nguyên tử của thế giới có 1 cơ sở vũng chắc để phát triển và có những bước nhảy mới trong tương lai.

CÂU 3
Cùng 1 nguyên tố có thể có những tính chất vật lý rất khác nhau tùy thuộc vào chất đơn chất mà nó tạo thành. Những gì chúng tôi có thể nói về tính chất hóa học, điều mà xác định khả năng phản ứng của các chất? Dưới đây là bức tranh phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, mọi nỗ lực bằng các cách khác nhau nhằm phân loại các nguyên tố dựa trên tính chất hóa học của các chất được hình thành từ chúng đã không thành công. Và Mendeleev là người đã thành công nhất trong việc tìm kiếm các quy luật đó. Khi đã đưa ra hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Dmitri Ivanovich Mendeleev  (8 tháng 2 [ 27 tháng 1] năm 1834 – 2 tháng 2 [ 20 tháng 1] năm 1907), là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga. Ông có tham gia nhiều nguyên cứu về vật lý học, hóa học với các cuốn sách về kính quang phổ, Mendeleev trở thành Giáo sư Hoá học tại Viện Công nghệ Nhà nước Saint Petersburg và Đại học Nhà nước Saint Petersburg năm 1863. Năm 1865 ông trở thành Tiến sĩ Khoa học với luận văn "Về những hoá hợp của Nước và Rượu". Ông được bổ nhiệm năm 1867, và tới năm 1871 đã biến Saint Petersburg thành một trung tâm được quốc tế công nhận trong lĩnh vực nghiên cứu hoá học. Dù Mendeleev được các tổ chức khoa học trên khắp châu Âu ca tụng, gồm cả Huy chương Copley từ Viện Hoàng gia London, ông đã từ chức khỏi Đại học Saint Petersburg ngày 17 tháng 8 năm 1890. Năm 1893, ông được chỉ định làm Giám đốc Phòng Cân và Đo lường. Chính trong vai trò này ông đã được giao trách nhiệm hình thành những tiêu chuẩn nhà nước mới cho việc sản xuất vodka. Nhờ công việc của ông, năm 1894 các tiêu chuẩn mới cho vodka được đưa vào trong luật Nga và mọi loại vodka phải được sản xuất với nồng độ 40% cồn. Năm 1905, Mendeleev được bầu làm một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển. Đồng thời trong năm này ông được tặng thưởng Huy chương Copley vàng danh giá. Năm sau Hội đồng Nobel Hoá học đã đề xuất với Viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao Giải Nobel Hoá học năm 1906 cho Mendeleev vì phát minh ra bảng tuần hoàn của ông nhưng ông đã không được trao giải. Trong đó đóng góp to lớn của ông cho nền hóa học nhân loại ở năm 1871, Mendeleev đã công bố “hệ thống tự nhiên các nguyên tố và các ứng dụng của nó vào việc đưa ra tính chất của các nguyên tố chưa được khám phá”.
Định luật tuần hoàn được phát minh bởi nhà hóa học lỗi lạc người Nga D.I Mendeleev vào năm 1869 trong quá trình làm việc trên văn bản của sách giáo khoa "Nền tảng hóa học." Vào thời điểm đó, người ta đã biết về sự tồn tại của 63 nguyên tố hóa học. Nhà hóa học người nga đã gặp khó khăn trong việc hệ thống hóa các số liệu thực tế của các nguyên tố và hợp chất của chúng. Mendeleev đã dần dần đi đến kết luận rằng, tồn tại mối quan hệ nào đó giữa tính chất và trọng lượng nguyên tử của các nguyên tố. Bước đầu tiên cho sự xuất hiện của quy luật tuần hoàn là " hệ thống thực nghiệm của các nguyên tố, dựa trên trọng lượng nguyên tử và sự tương đồng hóa học của chúng" (Hình 3.3). Khi lập bảng, Mendeleev đã tránh được các lỗi của Newlands, người đã tin rằng trong mỗi một dãy phải chứa cùng một số nguyên tố. Ông thiết lập một thứ tự thay đổi chiều dài của các dãy (chu kỳ) này. Mendeleev đã để lại trong bảng những chỗ trống, mà sự hiện diện của chúng được ông giải thích rằng vẫn còn có các nguyên tố tương ứng chưa được phát hiện.
Sau đó, Mendeleev đã đưa ra định luật: "Tính chất của các nguyên tố, và cả các tính chất của các đơn chất và hợp chất được tạo thành từ chúng có một phụ thuộc tuần hoàn với khối lượng nguyên tử của chúng". Giả định cơ sở định luật của mình là sự tương đồng tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng, Mendeleev đã không quá đi sâu tìm hiểu nguyên lí tăng khối lượng nguyên tử. Trong một số trường hợp, ông đã buộc phải đặt nguyên tố có khối lượng nguyên tử lớn hơn trước nguyên tố có khối lượng nguyên tử nhỏ hơn. Mendeleev đã cân nhắc rằng khối lượng nguyên từ của một số nguyên tố có thể đã được xác định không chính xác.
Trước đây khái niệm trọng lượng được đồng nhất hóa với khái niệm khối lượng, tuy nhiên giờ đây chỉ còn được sử dụng như là khái niệm lực tương tác giữa vật chất với trường lực hấp dẫn. Để đặc trưng cho quán tính của vật chất và khả năng tạo trường lực hấp dẫn người ta sử dụng khái niệm khối lượng. Mặc dù khối lượng được xác định bằng cân, kết quả của sự cân chính xác hơn được gọi là khối lượng chứ không phải trọng lượng. Do đó, khái niệm trọng lượng nguyên tử được thay thế bằng "khối lượng nguyên tử". Ngay cả trong bảng tuần hoàn hiện đại cũng được biết đến một số trường hợp ngoại lệ trong thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử, đó là đặc tính của các thành phần đồng vị của các nguyên tố:
Định luật tuần hoàn không có biểu thức toán học số lượng nào dưới hình thức phương trình hay công thức. Qui luật tuần hoàn được biểu diễn dưới dạng bảng – bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong suốt quá trình hình thành đã có hơn 50 bảng hệ thống tuần hoàn khác nhau được công bố. Ngày nay, phổ biến nhất là bảng hệ thống tuần hoàn được đề xuất bởi Mendeleev dưới dạng bảng ngắn và dài. tử, đó là đặc tính của các thành phần đồng vị của các nguyên tố: Định luật tuần hoàn không có biểu thức toán học số lượng nào dưới hình thức phương trình hay công thức. Qui luật tuần hoàn được biểu diễn dưới dạng bảng – bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong suốt quá trình hình thành đã có hơn 50 bảng hệ thống tuần hoàn khác nhau được công bố. Ngày nay, phổ biến nhất là bảng hệ thống tuần hoàn được đề xuất bởi Mendeleev dưới dạng bảng ngắn và dài.  
Năm 1871, Mendeleev đã công bố “hệ thống tự nhiên các nguyên tố và các ứng dụng của nó vào việc đưa ra tính chất của các nguyên tố chưa được khám phá”. Trong bài báo này, Mendeleev đã mô tả chi tiết ba nguyên tố chưa được phát hiện và đưa vào bảng của mình ở vị trí giữa canxi và titan; giữa kẽm và asen. Mendeleev đặt tên cho chúng là "ekabor", "ekaalumium" và "ekasilic" – theo tên gọi của các nguyên tố đã biết mà các nguyên tố mới này là các nguyên tố tương tự với chúng.
Sau khi nghiên cứu tính chất của nó, Winkler nói rằng nguyên tố do ông phát hiện ra hoàn toàn trùng hợp với "ekasilicium" của Mendeleev. Ông là một trong những người đầu tiên đã đánh giá cao nhất học thuyết tính chu kỳ, tính đúng đắn của nó đã được chứng minh bởi "sự hiện thực hóa giả thiết ekasilicium một lần nữa trong nguyên tố mới được tìm thấy", được gọi là germanium. Đến trước khi bảng hệ thống tuần hoàn được phát minh bởi Mendeleev chỉ có một vài nguyên tố được biết đến, mà sau này người ta gọi là các nguyên tố đất hiếm: yttrium, lantan, xeri, praseodymium, terbium và erbium. Mendeleev đã sắp xếp những nguyên tố này trong nhóm thứ ba và thứ tư trong bảng của mình, nơi vẫn còn có những ô trống. Thời gian sau đó bắt đầu xuất hiện tất cả các nguyên tố còn lại của nhóm các nguyên tố đất hiếm.
Tính chất hóa học của các nguyên tố đất hiếm giống nhau một cách lạ thường, khối lượng nguyên tử của chúng cũng khác nhau rất ít, và vị trí dành cho chúng trong nhóm 3 và 4 của bảng hệ thống tuần hoàn là không đủ. Theo những điểm tương đồng về tính chất thì các nguyên tố đất hiếm phải nằm trong một nhóm riêng biệt. Ngoài ra, dựa trên khối lượng nguyên tử của các nguyên tố (ngoại trừ ytri), người ta sắp xếp chúng liền nhau trong cùng một chu kì giữa bari và tantali. Kết hợp hai điều kiện này dường như là không thể. Mendeleev đã cố gắng để giải quyết vấn đề này. Kể từ năm 1881, ông đã trao đổi thư từ với các nhà hóa học Séc Bohuslav Brauner (1855-1935), người đã cống hiến sự nghiệp khoa học của mình cho hóa học các nguyên tố đất hiếm. Năm 1902, Brauner đề nghị sắp xếp các nguyên tố đất hiếm trong một nhóm đặc biệt "interperiodi  Cheskaya", nối tiếp nhóm 4 và bắt đầu từ xeri. Mendeleev cũng có xu hướng kết luận rằng các yếu tố đất hiếm cần được sắp xếp trong một nhóm riêng biệt. Đối với một số nguyên tố được phát hiện sau sự ra đời của bảng hệ thống tuần hoàn, đã không có sẵn vị trí của chúng ngay trong bản đầu tiên của bảng tuần hoàn. Trong lưu trữ của Mendeleev được tìm thấy một số lượng không nhỏ các bản phác thảo, trong đó vào năm 1869 ông đã phác thảo bản các nguyên tố có hóa trị chẵn. Khối lượng nguyên tử của các nguyên tố theo qui luật sẽ cách nhau bốn đơn vị. Tuy nhiên sự cách biệt giữa khối lượng nguyên tử oxy và magiê; canxi và lưu huỳnh là 8. Mendeleev đã thừa nhận khả năng tồn tại các nguyên tố chưa được biết đến, mà theo logic của cơ sở bảng hệ thống tuần hoàn thì chúng có hóa trị 0 và nằm ở các vị trí giữa oxy và magiê; lưu huỳnh và canxi. Những quan điểm của ông được sáng tỏ khi được các nhà khoa học khác tìm ra các nguyên tố theo đúng như dự đoán của mình đó là Jules Janssen (1824-1907), Anh Norman Lockyer (1836-1920 tìm ra nguyên tố đó là heli. Họ đã chỉ ra rằng khí được tách ra không hề tác dụng với bất kì một chất hóa học nào, vì vậy nó được đưa vào nhóm “khí hiếm”. Năm 1898 Ramsay và sinh viên của mình Morris William Travers (1872-1961) bằng phương pháp quang phổ đã phát hiện ra thêm một vài khí hiếm nữa: neon, kripton và xenon.
Mendeleev tin rằng các ô trống có thể không chỉ ở bên trong mà còn có thể ở bên ngoài bảng hệ thống tuần hoàn. Đến giữa thế kỷ XX các ô trống bên trong bảng hệ thống tuần hoàn đã không còn, nhưng việc tìm kiếm các nguyên tố mới vẫn được tiếp tục.


Share:

Tờ nylon bọc thức ăn này có thể phân hủy nhanh hơn bình thường gấp cả trăm lần

Có thể nói Trái đất đang trong cuộc khủng hoảng rác thải, khi đa số các quốc gia đều rơi vào tình trạng quá tải rác - đặc biệt là rác nhựa. Mỗi năm, con người thải ra hàng triệu tấn rác nhựa, và rất nhiều trong số đó tràn ra các đại dương.
Có rất nhiều vấn đề liên quan đến rác thải nhựa. Nổi bật nhất là số rác nhựa dùng một lần thì ngày một tăng lên, và chúng lại cần đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm để có thể phân hủy. Nhưng quan trọng nhất là đời sống con người đã trở nên quá phụ thuộc vào nhựa - như trường hợp của cốc nhựa và màng nylon bọc thực phẩm chẳng hạn.
Dù vậy, chúng ta vẫn có hy vọng. Và câu trả lời chính là thứ này.
Màng bọc này được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu hữu cơ.
Nhìn giống một tờ nylon bình thường đúng không? Nhưng đó lại là sản phẩm của Viện công nghệ Georgia (Mỹ). Họ đã tạo ra một sản phẩm màng bọc thực phẩm mới, thay thế cho loại truyền thống bằng nhựa và nylon bình thường.
Điểm ưu việt của loại màng bọc này là nó được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu hữu cơ - mà cụ thể là chitin (hay kitin) - thành phần chính trong vỏ của các loài giáp xác; và sợi cellulose trong gỗ. Họ sẽ xịt các thành phần này lên một lớp acid polylactic (PLA), vốn cũng được sản xuất từ ngô và sắn.
Cấu tạo hoàn toàn từ các thành phần hữu cơ nên dĩ nhiên là loại màng bọc này có tốc độ phân hủy nhanh hơn nylon truyền thống rất nhiều.
Về chức năng, nhóm nghiên cứu cho biết sản phẩm của họ không chỉ có hiệu quả tương đương với nylon, mà một số chức năng còn tỏ ra ưu việt hơn.
"Chúng tôi so sánh nó với chất liệu nhựa PET (polyethylene terephthalate) - loại nhựa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay" - J. Carson Meredith, tác giả nghiên cứu cho biết.
"Chất liệu của chúng tôi cho lượng oxy thẩm thấu qua màng thấp hơn 67% so với PET, có nghĩa rằng nó có thể giúp thức ăn tươi lâu hơn".
Theo giáo sư Meredith, ông và các cộng sự đã nghiên cứu chất liệu chitin của cua trong một dự án khác, và nhận ra nó có tiềm năng phát triển thành một loại màng bọc thực phẩm.
Chitin - hay kitin là thành phần chính có trong vỏ cua.
"Chúng tôi nhận thấy các sợi chitin nano có điện tích dương, trong khi tinh thể cellulose có điện tích âm. Nếu kết hợp, chúng có thể trở thành một lớp phủ rất chặt chẽ lên bất kỳ thứ gì" - Meredith chia sẻ.
"Các phân tử khí rất khó có thể xuyên qua cấu trúc tinh thể, vì chúng sẽ phải phá hủy cấu trúc đó" - Meredith giải thích. "Các sản phẩm nhựa thông thường như PET vốn có cấu trúc phi tinh thể, nên các phân tử khí cỡ nhỏ sẽ lọt qua mà không mấy khó khăn".
Dù vậy, đây vẫn là một sản phẩm chưa được hoàn thiện. Meredith cho biết nó vẫn để hơi nước lọt qua, nên chưa thể công bố rộng rãi được.
Nhưng họ đang nhanh chóng cải tiến nó, nhằm cung cấp cho thị trường một giải pháp an toàn và thân thiện với môi trường hơn so với màng bọc bằng nylon truyền thống.
Share:

Tổng hợp lí thuyết ESTE - LIPIT





Hóa học 12





Chương Este-Lipit
Lý thuyết






Lý thuyết Este

Câu 1. Số este có công thức phân tử C4H8O2
          A. 6.                                        B. 3.                                 C. 2.                                        D. 4.
Câu 2. Este có CTPT C2H4O2 có tên gọi nào sau đây?
A.    Metyl axetat.              B. Metyl fomat.               C. Metyl propionat.        D. Etyl fomat.
Câu 3. Cho các đặc điểm sau về phản ứng este hoá: (1) hoàn toàn, (2) thuận nghịch, (3) toả nhiệt mạnh, (4) nhanh, (5) chậm. Phản ứng este hoá nghiệm đúng các đặc điểm
          A. (1), (3), (4).                   B. (1), (4).                       C. (1), (3).                            D. (2), (5).
Câu 4. Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín, có khối lượng phân tử là?
          A. 144.                                  B. 130.                             C. 102.                                   D. 116.
Câu 5. Este (X) được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là
          A. C4H8O2.                         B. C3H6O2.                      C. C4H10O2.                       D. C2H4O2.
Câu 6. Số đồng phân este của C3H6O2
          A. 2.                                        B. 1.                                 C. 4.                                        D. 3.
Câu 7. Số đồng phân este của C4H8O2
          A. 4.                                        B. 3.                                 C. 5.                                        D. 6.
Câu 8. Thuỷ phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên của X là
          A. Metyl propionat.        B. Etyl axetat.                 C. Metyl axetat.                D. Propyl fomat.
Câu 9. Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
          A. CH3-COO-CH=CH2.                                                    B. CH3-COO-C2H5.
          C. . CH3-COO-C6H5                                                            D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 10. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là:
          A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).     B. CnH2n+2O (n ≥ 3).        C. CnH2nO2 (n ≥ 2).         D. CnH2nO (n ≥ 3).
Câu 11. Trong phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic, axit sunfuric không đóng vai trò:
          A.Làm chất hút nước.                                                         B. Làm chất xúc tác.
          C. Làm chất oxi hóa.                                                            D. Làm chất chuyển dịch cân bằng.
Câu 12. Cho các ứng dụng:
1)      Dùng làm dung môi.
2)      Dùng để tráng gương.
3)      Dùng làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo, dùng làm dược phẩm.
4)      Dùng trong công nghiệp thực phẩm.
Những ứng dụng nào của este
          A. 2, 3, 4 .                            B. 1, 2.                             C. 1, 2, 3, 4.                        D. 1, 3, 4.
Câu 13. Thủy phân este (HCOOC25) trong dung dịch NaOH đun nóng, sản phẩm hữu cơ thu được
          A. HCOONa và C2H5OH.                                               B. HCOONa và CH3OH.
          C. CH3COONa và C2H5OH.                                          D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 14. Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là
          A. 1.                                        B. 3.                                 C. 4.                                        D. 2.
Câu 15. Thủy phân este X có CTPT C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Tên của X là:
          A. Etyl axetat.                   B. Metyl propionat.         C. Metyl acrylat.              D. Metyl axetat.
Câu 16. Hợp chất nào sau đây là este?
          A. HCOOC6H5.               B. CH3CH2Cl.                 C. CH3CN.                         D. CH3CH2NO2.
Câu 17. Chất nào dưới đây không phải là este ?
          A. HCOOCH3.                 B. HCOOC6H5.               C. HCOOH.                       D. HCOOC2H5.
Câu 18. Chất nào sau đây không phải là este?
          A. C2H5OC2H5.                B. C3H5(COOCH3)3.       C. CH3COOCH3.            D. CH3COOC2H5.
Câu 19. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
          A. Propyl axetat.              B. Etyl axetat.                 C. Metyl axetat.                D. Metyl propionat.
Câu 20. Este vinyl axetat có công thức là
          A. HCOOCH3.                                                                       B. CH2=CHCOOCH3.
          C. CH3COOCH=CH2.                                                        D. CH3COOCH3.
Câu 21. Este metyl acrilat có công thức là
          A. CH3COOCH=CH2.                                                       B. HCOOCH3.
          C. CH2=CHCOOCH3.                                                        D. CH3COOCH3.
Câu 22. Cho este có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là
          A. Metyl metacrylat.      B. Metyl acrylat.             C. Metyl metacrylic.       D. Metyl acrylic.
Câu 23. Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
          A. CH3COOCH3.            B. HO-C2H4-CHO.         C. HCOOC2H5.                D. C2H5COOH.
Câu 24. Công thức phân tử của metyl metacrylat là
          A. C4H6O2.                         B. C5H10O2.                    C. C4H8O2.                         D. C5H8O2.
Câu 25. Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
          A. C6H5-COO-CH3.                                                             B. C6H5-CH2-COO-CH3.
          C. . CH3-COO-CH2-C6H5                                                D. CH3-COO-C6H5.
Câu 26. Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
          A. Etyl axetat.                   B. Propyl axetat.             C. Phenyl axetat.              D. Vinyl axetat.
Câu 27. Công thức của este tạo bởi axit benzoic và ancol etylic là
          A. C6H5CH2COOCH3.                                                       B. C2H5COOCH2C6H5.
          C. C6H5COOC2H5.                                                               D. C2H5COOC6H5.
Câu 28. Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ
          A. CH3COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2OH.                 B. (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH.
          C. CH3COOH, (CH3)2CH-OH.                                     D. CH3OH, CH3COOH.
Câu 29. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là:
          A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).     B. CnH2nO2 (n ≥ 2).         C. CnH2n+2O (n ≥ 2).       D. CnH2n+1O2 (n ≥ 2).
Câu 30. Este etyl fomat có công thức là
          A. HCOOCH=CH­2.       B. HCOOCH3.                C. HCOOC25.                D. CH3COOCH3.
Câu 31. Este X điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Công thức của X là
          A. C2H5COOC2H5.        B. C2H5COOCH3.           C. CH3COOC2H5.          D. CH3COOCH3.
Câu 32. C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở?
          A. 3.                                        B. 6.                                 C. 4.                                        D. 5.
Câu 33. Trong thành phần của dầu gội đầu thường có một số este. Vai trò của các este này là:
          A. Làm giảm thành phần của dầu gội.                        B. Tạo màu sắc hấp dẫn.
          C. Tạo hương thơm mát, dễ chịu.                                 D. Tăng khả năng làm sạch của dầu gội.
Câu 34. Vinyl axetat là tên gọi của este có công thức hoá học:
          A. HCOOC2H5.               B. C2H3COOCH3.           C. C2H5COOC2H3.         D. CH3COOC2H3.
Câu 35. Este nào sau đây có khối lượng phân tử bằng 88(u)?
          A. HCOOC3H5.               B. CH3COOC2H3.           C. CH3COOCH3.            D. C2H5COOCH3.
Câu 36. Phản ứng đặc trưng của este là
          A. Phản ứng vô cơ hóa.                                                       B. Phản ứng thủy phân.
          C. Phản ứng este hóa.                                                          D. Phản ứng nitro hóa.
Câu 37. Phản ứng giữa axit với ancol (có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) tạo thành este được gọi là phản ứng?
          A. Kết hợp.                         B. Trung hòa.                  C. Este hóa.                         D. Xà phòng hóa.
Câu 38. Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol metylic. Công thức của X là
          A. C2H5COOCH3.          B. C2H3COOCH3.           C. CH3COOCH3.            D. CH3COOC2H5.
Câu 39. Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
          A. H2. (xúc tác Ni, nung nóng).                                     B. Kim loại Na.
          C. Dung dịch NaOH, đun nóng.                                    D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
Câu 40. Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là
          A. Etyl axetat.                   B. Etyl axetat.                 C. Metyl axetat.                D. Axetyl etylat.

Lý thuyết Lipit

Câu 41. Đặc điểm nào sau đây không đúng cho lipit?
          A. Có trong tế bào sống.                                                    B. Là các este phức tạp.
          C. Là các este phức tạp.                                                     D. Tan nhiều trong dung mỗi hữu cơ phân cực.
Câu 42. Lipit gồm
          A. Chất béo, sáp, steroit.                                                   B. Chất béo, gluxit, protit.
          C. Chất béo, gluxit, steroit, photpholipit.                 D. Chất beo, gluxit, protein.
Câu 43. Dãy các axit béo là
          A. Axit axetic, axit acrylic, axit propionic.              B. Axit panmitic, axit stearic, axit oleic.
          C. Axit fomic, axit axetic, axit stearic.                       D.Axit panmitic, axit oleic, axit axetic.
Câu 44. Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5
          A. Tristearin.                      B. Tripanmitin.                C. Triolein.                          D. Stearic.
Câu 45. Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo
          A. Chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.
             B. Chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
          C. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no.                       
             D. Dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 46. Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Vậy CTCT nào không đúng trong các công thức sau:

Câu 47. Dầu mỡ để lâu bị ôi, thiu là do chất béo bị
          A. Phân hủy thành các chất có mùi khó chịu.         B. Thủy phân với nước trong không khí.
          C. Cộng hiđrô thành chất béo no.                                 D. Oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
Câu 48. Phát biểu nào sau đây sai?
          A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
             B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
          C. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
             D. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Câu 49. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
          A. Xà phòng và ancol etylic.                                           B. Xà phòng và gixerol .
          C. Glucozơ và ancol etylic.                                              D. Glucozơ và glixerol.
Câu 50. Chọn đáp án đúng:
          A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.            
          B. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
          C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.
.            D. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.
Câu 51. Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?
          A. Este đơn chức.            B. Etyl axetat.                 C. Muối.                               D. Chất béo.
Câu 52. Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
          A. Glixerol và muối natri của axit béo.                     B. Glixerol và axit béo.
          C. Glixerol và muối natri của axit cacboxylic.       D. Glixerol và axit cacboxylic.
Câu 53. Để biến dầu thực vật thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
          A. Xà phòng hóa.                                                                   B. Hiđrat hóa.
          C. Cô cạn ở nhiệt độ cao.                                                  D. Hiđro hóa.
Câu 54. Trong cơ thể người chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây?
          A. NH3, CO2, H2O.        B. CO2, H2O.                  C.NH3, H2O.                      D. NH3, CO2.
Câu 55. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit?

                     

Luyện tập lý thuyết Este - Lipit

Câu 1.  Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
          A.C2H5COOH .                B. HO-C2H4-CHO.         C. CH3COOCH3.            D. HCOOC2H5.
Câu 2. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
          A. Etyl axetat.                   B. Metyl porpionat.         C. Metyl axetat.                D. Propyl axetat.
Câu 3. Este Etyl fomat có công thức là
          A. CH3COOCH3.            B. HCOOC2H5.               C. HCOOCH=CH2.       D. HCOOCH3.
Câu 4. Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
          A. CH3COONa và C2H5OH.                                          B. HCOONa và CH3OH.
          C. HCOONa và C2H5OH.                                                D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 5. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
          A. C2H3COOC2H5.        B. CH3COOC2H5.           C. C2H5COOCH3.          D. HCOOC3­H7.
Câu 6. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
          A. Xà phòng hóa.             B. Hiđrat hóa.                  C. Cracking.                       D. Sự lên men.
Câu 7. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lý của este?
          A. Este thường nặng hơn nước, không tan trong chất béo.
             B. Este thường nặng hơn nước, hòa tan đươc nhiều hợp chất hữu cơ.
          C. Este thường nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước.
             D. Este thường nhẹ hơn nước, ít tan hoặc không tan trong nước.
Câu 8. Propyl fomat được điều chế từ
          A. Axit fomic và ancol etylic.                                         B. Axit axetic và ancol metylic.
          C. Axit fomic và ancol propylic.                                   D. Axit fomat và ancol propylic.
Câu 9. Phản ứng giữa axit và ancol tạo thành este được gọi là
          A. Phản ứng trung hòa.                                                       B. Phản ứng ngưng tụ.
          C. Phản ứng este hóa.                                                          D. Phản ứng kết hợp.
Câu 10. Chất béo là treste của axit béo với
          A. Etylen glicol.                B. Glixerol.                     C. Etanol.                             D. Phenol.
Câu 11. Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5
          A. Triolein.                          B. Tristearin.                   C. Tripanmitin.                  D. Stearic.
Câu 12. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
          A. C15H31COONa và etanol.                                           B. C17H31COONa và glixerol.
          C. C15H31COONa và glixerol.                                         D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 13. Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình nào sau đây?
          A. Hiđro hóa (Ni, to).                                                           B. Cô cạn ở nhiệt độ cao.
          C. Làm lạnh.                                                                             D. Xà phòng hóa.
Câu 14. Dãy chất béo là
          A. Axit axetic, axit acrylic, axit propionic.              B. A xit panmitic, axit oleic, axit axetic.
          C. A xit fomic, axit axetic, axit stearic.                     D. A xit panmitic, axit stearic, axit oleic.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không chính xác?
          A. Khi hidro hóa chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.
             B. Khi thuỷ phân chất béo trong môi truờng kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.
          C. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và rượu.
             D. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.
Câu 16. Trong các chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit?
          A. (C17H31COO)3C3H5.                                                       B. (C6H5COO)3C3H5.
          C. (C16H33COO)3C3H5.                                                       D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 17. Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo
          A. Chủ yếu chứa các gốc axit béo no.                       
             B. Chứa hàm lượng lớn các gốc axit béo không no.
          C. Chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
             D. Dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 18. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2
          A. 2.                                        B. 3.                                 C. 4.                                        D. 5.
Câu 19. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
          A. 6.                                        B. 3.                                 C. 5.                                        D. 4.
Câu 20. Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
          A. C2H3COOC2H5.        B. CH3COOC2H5.           C. C2H5COOCH3.          D. HCOOC3­H7.


Lý thuyết tổng hợp Este-Lipit


    Câu 1: Ứng với công thức C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân este mạch hở?
       A. 4.                                B. 3.                              C. 5.                              D. 6.
    Câu 2: Trong phân tử este X no, đơn chức mạch hở, oxi chiếm 36,36% khối lượng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:
       A. 2.                                B. 3.                              C. 4.                              D. 5.
    Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g este thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 1,8 g H2O. Công thức phân tử của X là
       A. C2H4O.                      B. C4H8O2.                   C. C3H6O2.                   D. C4H6O2.
    Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
       A. Hidro hóa triolein ở trạng thái lỏng thu được tripamitin ở trạng thái rắn.
       B. Dầu mỡ bị ôi là do liên kết π C=C axit béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
       C. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.    
       D. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng và có mặt của dung dịch H2SO4.
    Câu 5: Những phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
a)           Chất béo là Trieste của gixerol với các axit monocacbonxylic có chẵn số nguyên tử cacbon, mạch dài không phân nhánh.
b)           Lipit gồm các chất béo, sáp, photolipit,…
c)           Chất béo là các chất lỏng.
d)           Chất béo chủ yếu các gốc axit không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu ăn.
e)           Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
f)              Chất béo là thành phần chính của dầu, mở động thực vật.
     A. a, b, d, e.                      B. a, b, c.                       C. c, d, e.                       D. a, b, d, c, e.
    Câu 6: Đun hỗn hợp glixerol, axit stearic và axit oleic (có mặt H2SO4 loãng làm xúc tác) có thể thu được mấy loại đồng phân của nhau.
     A. 3.                                  B. 4.                              C. 5.                              D. 6.
    Câu 7: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, gixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
     A. Nước và quỳ tím.                                               B. Nước và dung dịch NaOH.
     C. Dung dịch NaOH.                                             D. Nước brom.
    Câu 8: Một số este được dùng làm hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
     A. Là chất dễ bay hơi.
     B. Có mùi thơm và an toàn với con người.
     C. Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.
     D. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
    Câu 9: Chọn phát biểu không đúng:
     A. Vinyl acrylat cùng dãy đồng đẳng với vinyl metacrylat.
     B. Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH tạo dung dịch trong đó có 2 muối.
     C. Isopropyl fomat có thể cho được phản ứng tráng gương.
     D. Anlyl propionate tác dụng với NaOH thu được muối và anđehit.
  Câu 10: Khẳng định không đúng về chất béo là:
     A. Chất béo là Trieste của glixerol với axit béo.
     B. Đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
     C. Chất béo và dàu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
     D. Chất béo nhẹ hơn nước.
  Câu 11: Cho các phát biểu sau:
1) Thủy phân este trong môi trường NaOH thu được muối đơn chức dạng RCOONa.
2) Người ta không thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn.
3) Dầu máy và dầu ăn có chung thành phần nguyên tố.
4) Cho axit hữu cơ tác dụng với glixerol thu được este ba chức gọi là chất béo.
5) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Số phát biểu đúng là:
     A. 1.                                  B. 2.                              C. 3.                              D. 4.
  Câu 12: Công thức của metylmetacrylat là
     A. C5H8O2.                       B. C4H8O2.                   C. C5H10O2.                  D. C4H6O2.
  Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai?
     A. Sản phẩm của thủy phân chất béo là muối của axit và ancol.
     B. Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn.
     C. Số nguyên tử H trong phân tử este luôn là số chẵn.
     D. Nhiệt độ sôi của ancol thấp hơn hẵn so với ancol và axit cùng phân tử khối.
  Câu 14: Công thức nào sau đây có thể là chất béo?
     A. CH3COOCH2C6H5.                                           B. C15H31COOCH3.
     C. (C17H33COO)2C2H4.                                          D. (C17H35COO)3C3H8.
  Câu 15: Xà phòng hóa este CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là:
     A. C2H5ONa.                   B. C2H5COONa.          C. CH3COONa.            D. HCOONa.
  Câu 16: Este có mùi chuối chín là?
     A. Isoamyl axetat.                                                  B. Benzyl axetat.
     C. Etyl propionat.                                                   D. Greanyl axetat.
  Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai:
     A. Thủy phân hoàn toàn este luôn thu được axit và ancol tương ứng.
     B. Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín.
     C. Phản ứng este hóa trong môi trường axit là phản ứng thuận ngịch.
D. Xà phòng hóa este no đơn chức, mạch hở luon thu được axit và ancol tương ứng.
  Câu 18: Etyl axetat có công thức:
     A. C2H5COOC2H5.                                                B. HCOOC2H5.
     C. CH3COOC2H5.                                                  D. C2H5COOCH3.
  Câu 19: Metyl axetat có công thức:
     A. CH3COOCH=CH2.                                           B. HCOOCH3.
     C. CH3COOCH3.                                                   D. C2H5COOCH3.
  Câu 20: Este có phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO3/NH3 là?
     A. Metyl axetat.                                                     B. Etyl axetat.
     C. Metyl fomat.                                                      D. Metyl propionat.
  Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
     A. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo thu được 3 mol glixerol.
     B. Nhiệt độ nóng chảy của tristearin cao hơn của triolein.
     C. Trong phân tử trilinolein có 9 liên kết .
     D. Chất béo là thành phần chính của dầu mở động vật.
  Câu 22: Vinyl axetat là tên gọi của este có công thức hóa học:
     A. HCOOC2H5.                                                     B. C2H5COOC2H5.
     C. CH3COOC2H3.                                                  D. C2H3COOCH3.
  Câu 23: Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
     A. CH3-COO-CH=CH2.                                        B. CH3-COO-C2H5.
     C. CH2=COO-CH3.                                               D. CH3-COO-C6H5.
  Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn a mol triolein trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu dược a mol glixerol và
     A. a mol axit oleic.                                                 B. 3a mol axit oleic.
     C. 3a mol natri oleat.                                              D. a mol natri oleat.
  Câu 25: Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử là CH3COOC6H5. Khi đun nóng, a mol X tác dụng với tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch.
     A. 3a mol.                         B. 2a mol.                      C. a mol.                       D. 4a mol.
  Câu 26: Magarin là 1 loại bơ nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ dầu thực vật. Để có được bơ nhân tạo dầu thực vật ta đã
     A. Hiđro hóa axit béo lỏng.                                    B. Xà phòng hóa axit béo lỏng.
     C. Oxi hóa chất béo lỏng.                                       D. Hiđro hóa chất béo lỏng.
  Câu 27: Benzyl propionate có mùi hoa nhài, được dùng làm hương liệu cho nước hoa và một số loại mỷ phẩm khác. Chất này có phân tử khối bằng
     A. 166.                              B. 152.                          C. 150.                          D. 164.
  Câu 28: Nhận định nào sau đây là sai?
     A. Anlyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo axit và ancol.
     B. Vinyl axetat có thể điều chế trực tiếp từ axit cacbonxylic và ancol tương ứng.
     C. Benzyl axetat có thể điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
     D. Phenyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo 2 muối và nước.
  Câu 29: Este có phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO3/NH3 là?
     A. Metyl axetat.                                                     B. Etyl axetat.
     C. Metyl fomat.                                                      D. Metyl propionate.
  Câu 30: Este X có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol có khả năng làm mất màu nước brom. Công thức cấu tạo của X là:
     A. CH3COO-CH=CH2.                                          B. HCOO-CH=CH-CH3.
     C. HCOO-CH2CH=CH2.                                       D. CH2=CH-COOCH3.
  Câu 31: Phát biểu đúng là:
     A. Khi thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
     B. Phản ứng thủy phân CH3COOC2H5 trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
     C. Phản ứng giữa axit và ancol có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
     D. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm nóng luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muôi và ancol.
  Câu 32: Chất nào sau đây có tên gọi là metyl fomat.
     A. CH3COOH.                 B. HCHO.                     C. HCOOCH3.             D. CH3COOCH3.
  Câu 33: Xà phòng hóa chất nào thu được glixerol?
     A. Triolein.                       B. Metyl axetat.            C. Metyl fomat.            D. Benzyl axetat.
  Câu 34: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là
     A. Không thuận nghịch.                                         B. Luôn sinh ra axit và ancol.
  C. Thuận nghịch.                                                  D. Xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
  Câu 35: Không thể phân biệt HCOOH và CH3COOH bằng
     A. Na.                               B. CaCO3.                     C. AgNO3/NH3.           D. NaCl.
  Câu 36: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
     A. CH3-COO-CH2-CH=CH2.                                B. CH3-COO-C(CH3)=CH2.
     C. CH2=CH-COO-CH2-CH3.                                D. CH3-COO-CH=CH-CH3.
  Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng?
     A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hidro khi đun nóng có xúc tác Ni.
     B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
     C. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
     D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
  Câu 38: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo hai muối.
     A. C6H5COOC6H5.                                                B. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.
     C. CH3COO-COOCH3.                                         D. CH3COOC6H5.
  Câu 39: X có công thức phân tử là C3H6O2 là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
     A. CH3COOCH3.                                                   B. C2H5COOH.
     C. HO-C2H4-CHO.                                                D. HCOOC2H5.
  Câu 40: Tổng số phát biểu chính xác trong các phát biểu sau:
a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, benzene, ete,…
b) Để biến chất béo lỏng thành chất béo rắn người ta cho tác dụng với H2 có xúc tác Ni.
c) Chất béo được ứng dụng trong sản xuất mì sợi, đồ hộp.
d) Chất béo là este ba chức của glixerol với các axit béo.
e) Chất béo gợi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
f) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
g) Triolein và tristearic có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.
     A. 5.                                  B. 6.                              C. 7.                              D. 4.
  Câu 41: Chất nào sau đây có công thức C3H6O2?
     A. Vinyl axetat.                                                      B. Etyl fomat.
     C. Metyl axetat.                                                      D. Phenyl axetat.
  Câu 42: Axit oleic có công thức là:
     A. C15H31COOH.             B. C17H35COOH.          C. C17H33COOH.         D. C17H31COOH.
  Câu 43: Este X không tác dụng với Na. X tác dụng với dung dịch NaOH thu đực ancol duy nhất là CH3OH và muối natri ađipat. CTCT của X là:
     A. C8H14O4.                     B. C4H6O4.                   C. C6H10O4.                  D. C10H18O4.
  Câu 44: Nhận định nào sau đây đúng?
     A. Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa chậm cho O2 và H2O và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
     B. Dầu mỡ sau khi rán, có thể tái chế thành nhiên liệu.
     C. Chất béo dễ bị ôi thiu là do bị oxi hóa thành các axit.
     D. Dầu ăn và dầu máy có cùng thành phần nguyên tố.
  Câu 45: Este nào sau đây được điều chế từ axit cacbonxylic và ancol tương ứng
     A. CH2=CHCOOCH3.                                           B. CH3COOCH=CH2.
     C. CH3COOC-COOCH3.                                      D. HCOOCH=CH2.
  Câu 46: Axit panmitic có công thức là
     A. C17H33COOH.                                                   B. C15H31COOH.
     C. C17H35COOH.                                                   D. C17H31COOH.
  Câu 47: Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ
     A. CH3OH, CH3COOH.                                        B. (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH.
     C. C2H5COOH, C2H5OH.                                       D. CH3COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2OH.
  Câu 48: Chất nào sau đây không phải chất béo?
     A. Axit oleic.                                                          B. Axit panmitic.
     C. Axit axetic.                                                        D. Axit stearic.
  Câu 49: Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức CH3COOC6H4(OH)2. Khi đun nóng, a mol X tác dụng với bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
     A. a mo.                            B. 2a mol.                      C. 3a mol.                     D. 4a mol.
  Câu 50: Este nào sau đây thủy phân trong môi trường axit cho phenol?
     A. Phenyl amoni clorua.                                         B. Phenyl axetat.
     C. Metyl axetat.                                                      D. Metyl benzoate.
  Câu 51: Este có phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO3/NH3 là?
     A. Metyl axetat.                                                     B. Etyl axetat.
     C. Metyl fomat.                                                      D. Metyl propionat.
  Câu 52: Chọn phát biểu không đúng:
     A. Vinyl acrylat cùng dãy đồng đẳng với vinyl metacrylat.
     B. Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH tạo dung dịch trong đó có 2 muối.
     C. Isopropyl fomiat có thể cho được phản ứng trang gương.
     D. Anlyl propionate tác dụng với NaOH thu được muối và anđehit.
  Câu 53: Phát biểu nào sau đây sai?
     A. Sản phẩm của thủy phân chất béo là muối của axit và ancol.
     B. Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn.
     C. Số nguyên tử H trong phân tử este luôn là số chẵn.
     D. Nhiệt độ sôi của ancol thấp hơn hẵn so với ancol axit cùng phân tử khối.
  Câu 54: X có công thức phân tử là C3H6O2 là este của axit fomic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
     A. CH3COOCH3.                                                   B. C2H5COOH.
     C. HO-C2H4-CHO.                                                D. HCOOC2H5.
  Câu 55: Công thức của etyl axetat là
     A. C5H8O2.                       B. C4H8O2.                   C. C5H10O2.                  D. C4H6O2.
  Câu 56: Este có phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO3/NH3 là?
     A. Metyl axetat.                                                     B. Etyl axetat.
     C. Etyl fomat.                                                         D. Metyl propionate.
  Câu 57: Một số este được dùng làm hướng liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
     A. Là chất long dễ bay hơi.                                    B. Có mùi thơm, an toàn với người.
     C. Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.             D. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  Câu 58: Axit linoleic có công thức là:
     A. C15H31COOH.                                                   B. C17H35COOH.
     C. C17H33COOH.                                                   D. C17H31COOH.
  Câu 59: Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
     A. CH3-COO-CH=CH2.                                        B. CH3-COO-CH3.
     C. CH2=COO-CH3.                                               D. CH3-COO-C6H5.
  Câu 60: Phát biểu nào sau đây sai?
     A. Sản phẩm của thủy phân chất béo là muối của axit và ancol.
     B. Trong công nghiệp có thể chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn.
     C. Số nguyên tử H trong phân tử este luôn là số chẵn.
     D. Nhiệt độ sôi của este cao hơn hẵn so với ancol và axit cùng phân tử khối.
  Câu 61: Đặc điểm nào sau đây không đúng cho lipit?
     A. Có trong tế bào sống.                                        B. Là các este phức tạp.
     C. Mỡ là một dạng lipit.                                         D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ phân cực.
  Câu 62: Lipit gồm
     A. Chất béo, sáp, steroit, photpholipit.                   B. Chất béo, gluxit, protit.
     C. Chất béo, gluxit, steroit, photpholipit.               D. Chất béo, gluxit, protein.
  Câu 63: Dãy các axit béo là
     A. Axit axetic, axit acrylic, axit propionic.
     B. Axit panmitic, axit stearic, axit oleic.
     C. Axit fomic, axit axetic, axit stearic.
     D. Axit panmitic, axit oleic, axit axetic.
  Câu 64: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5
     A. Tristearin.                                                           B. Tripanmitin.
     C. Triolein.                                                              D. Stearic.
  Câu 65: Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo
     A. Chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.
     B. Chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
     C. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
     D. Dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
  Câu 66: Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Vậy CTCT nào không đúng trong các công thức sau:
   
                                                   
  Câu 67: Dầu mỡ để lâu bị ôi, thiu là do chất béo bị
     A. Phân hủy thành các chất co mùi khó chịu.        B. Thủy phân với nước trong không khí.
     C. Cộng hiđro thành chất béo no.                          D. Oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
  Câu 68: Phát biểu nào sau đây sai?
     A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
     B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
     C. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
     D. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
  Câu 69: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
     A. Xà phòng và ancol etylic.                                  B. Xà phòng và glixerol.
     C. Glucozơ và ancol etylic.                                    D. Glucozơ và glixerol.
  Câu 70: Chọn đáp án đúng:
     A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.
     B. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
     C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.
     D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
  Câu 71: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?
     A. Este đơn chức.                                                   B. Etyl axetat.
     C. Muối.                                                                 D. Chất béo.
  Câu 72: Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
     A. Glixerol và muối natri của axit béo.
     B. Glixerol và axit béo.
     C. Glixerol và muối natri của axit cacboxylic.
     D. Glixerol và axit cacboxylic.
  Câu 73: Để biến dầu thực vật thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
     A. Xà phòng hóa.                                                   B. Đun dầu sôi lên.
     C. Cô cạn ở nhiệt độ thấp.                                      D. Hiđro hóa.
  Câu 74: Trong cơ thể người chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây?
     A. NH3, CO2, H2O.                                                B. CO2, H2O.
     C. H2O, NH3.                                                         D. NH3, CO2.
  Câu 75: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit?
     A.                                                                            B.
                                                  
     C.                                                                            D.
                                                     
  Câu 76: Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
     A. C2H5OH.                                                           B. HO-C2H4-CHO.
     C. CH3COOCH3.                                                   D. HCOOC2H5.
  Câu 77: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
     A. Etyl axetat.                                                        B. Metyl propionat.
     C. Metyl axetat.                                                      D. Propyl axetat.
  Câu 78: Este etyl fomat có công thức là
     A. CH3COOCH3.                                                   B. HCOOC2H5.
     C. HCOOCH=CH­2.                                               D. HCOOCH3.
  Câu 79: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
     A. CH3COONa và C2H5OH.                                 B. HCOONa và CH3OH.
     C. HCOONa và C2H5OH.                                       D. CH3COONa và CH3OH.
  Câu 80: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
     A. C2H3COOC2H5.                                                B. CH3COOCH3.
     C. C2H5COOCH3.                                                  D. CH3COOC2H5.
  Câu 81: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
     A. CH3COOC2H5.                                                 B. C2H5COOC2H5.
     C. C2H5COOCH3.                                                  D. HCOOC3H7.
  Câu 82: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
     A. Xà phòng hóa.                                                   B. Hiđrat hóa.
     C. Cracking.                                                           D. Sự lên men.
  Câu 83: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lý của este?
     A. Este thường nặng hơn nước, không hòa tan được chất béo.
     B. Este thường nặng hơn nước, hòa tan được nhiều loại hợp chất hữu cơ.
     C. Este thường nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước.
     D. Este thường nhẹ hơn nước, ít tan hoặc không tan trong nước.
  Câu 84: Propyl fomat được điều chế từ
     A. Axit fomic và ancol metylic.
     B. Axit fomic và ancol propylic.
     C. Axit axetic và ancol propylic.
     D. Axit propionic và ancol metylic.
  Câu 85: Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là
     A. Phản ứng trung hoà.                                          B. Phản ứng ngưng tụ.
     C. Phản ứng este hóa.                                             D. Phản ứng kết hợp.
  Câu 86: Chất béo là trieste của axit béo với
     A. Etylen glicol.                                                      B. Glixerol.
     C. Etanol.                                                               D. Phenol.
  Câu 87: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5
     A. Triolein.                                                             B. Tristearin.
     C. Tripanmitin.                                                       D. Stearic.
  Câu 88: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
     A. C15H31COONa và etanol.                                  B. C17H35COOH và glixerol.
     C. C15H31COOH và glixerol.                                  D. C17H35COONa và glixerol.
  Câu 89: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình nào sau đây?
     A. Hiđro hóa (Ni, to).                                             B. Cô cạn ở nhiệt độ cao.
     C. Làm lạnh.                                                           D. Xà phòng hóa.
  Câu 90: Dãy các axit béo là
     A. Axit axetic, axit acrylic, axit propionic.           
     B. Axit panmitic, axit oleic, axit axetic.
     C. Axit fomic, axit axetic, axit stearic.
     D. Axit panmitic, axit stearic, axit oleic.
  Câu 91: P Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
     A. C2H5OH.                                                           B. HO-C2H4-CHO.
     C. CH3COOCH3.                                                   D. HCOOC2H5.
  Câu 92: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
     A. Etyl axetat.                                                        B. Metyl propionat.
     C. Metyl axetat.                                                      D. Propyl axetat.
  Câu 93: Este etyl fomat có công thức là
     A. CH3COOCH3.                                                   B. HCOOC2H5.
     C. HCOOCH=CH­2.                                               D. HCOOCH3.
  Câu 94: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
     A. CH3COONa và C2H5OH.                                 B. HCOONa và CH3OH.
     C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
  Câu 95: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
     A. C2H3COOC2H5.                                                B. CH3COOCH3.
     C. C2H5COOCH3.                                                  D. CH3COOC2H5.
  Câu 96: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
     A. CH3COOC2H5.                                                 B. C2H5COOC2H5.
     C. C2H5COOCH3.                                                  D. HCOOC3H7.
  Câu 97: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
     A. Xà phòng hóa.                                                   B. Hiđrat hóa.
     C. Cracking.                                                           D. Sự lên men.
  Câu 98: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lý của este?
     A. Este thường nặng hơn nước, không hòa tan được chất béo.
     B. Este thường nặng hơn nước, hòa tan được nhiều loại hợp chất hữu cơ.
     C. Este thường nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước.
     D. Este thường nhẹ hơn nước, ít tan hoặc không tan trong nước.
  Câu 99: Propyl fomat được điều chế từ
     A. Axit fomic và ancol metylic.
     B. Axit fomic và ancol propylic.
     C. Axit axetic và ancol propylic.
     D. Axit propionic và ancol metylic.
Câu 100: Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là
     A. Phản ứng trung hoà.                                          B. Phản ứng ngưng tụ.
     C. Phản ứng este hóa.                                             D. Phản ứng kết hợp.
Câu 101: Chất béo là trieste của axit béo với
     A. Etylen glicol.                                                      B. Glixerol.
     C. Etanol.                                                               D. Phenol.
Câu 102: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5
     A. Triolein.                                                             B. Tristearin.
     C. Tripanmitin.                                                       D. Stearic.
Câu 103: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
     A. C15H31COONa và etanol.                                  B. C17H35COOH và glixerol.
     C. C15H31COOH và glixerol.                                  D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 104: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình nào sau đây?
     A. Hiđro hóa (Ni, to).                                             B. Cô cạn ở nhiệt độ cao.
     C. Làm lạnh.                                                           D. Xà phòng hóa.
Câu 105: Dãy các axit béo là
     A. Axit axetic, axit acrylic, axit propionic.            B. Axit panmitic, axit oleic, axit axetic.
     C. Axit fomic, axit axetic, axit stearic.                   D. Axit panmitic, axit stearic, axit oleic.
Câu 106: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
     A. Khi hidro hóa chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.
     B. Khi thuỷ phân chất béo trong môi truờng kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.
     C. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và rượu.
     D. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.
Câu 107: Trong các chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit?
     A. (C17H31COO)3C3H5.                                         B. (C6H5COO)3C3H5.
     C. (C16H33COO)3C3H5.                                          D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 108: Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo
     A. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
     B. Chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.
     C. Chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
     D. Dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 109: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
     A. 2.                                  B. 3.                              C. 4.                              D. 5.
Câu 110: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
          A. 6.                                B. 3.                              C. 5.                              D. 4.
Câu 111: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
     A. Khi hidro hóa chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.
     B. Khi thuỷ phân chất béo trong môi truờng kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.
     C. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và rượu.
     D. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.
Câu 112: Trong các chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit?
     A. (C17H31COO)3C3H5.                                         B. (C6H5COO)3C3H5.
     C. (C16H33COO)3C3H5.                                          D. (C2H5COO)3C3H5.
Câu 113: Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo
     A. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
     B. Chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.
     C. Chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
     D. Dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 114: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2
     A. 2.                                  B. 3.                              C. 4.                              D. 5.
Câu 115: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
     A. 6.                                  B. 3.                              C. 5.                              D. 4.



Share:

Bài đăng phổ biến

Bản quyền thuộc Trần Văn Trung Hải . Được tạo bởi Blogger.

Trang Cá Nhân

Trang Cá Nhân
Nhấp vào hình ảnh để chuyển đến trang cá nhân

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Bài viết gần đây

Các Trang